-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm học 2020-2021 có gì thay đổi?
Friday,
25/10/2019
Đăng bởi Ngọc Tạ
Mùa tuyển sinh 2019-2020 với những âu lo, căng thẳng, vui buồn đã qua, một năm học mới sắp bắt đầu. Khi các em học sinh chuẩn bị bước vào cấp cao nhất bậc trung học, thì những nhà làm công tác giáo dục lại chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2020-2021 tiếp theo. Liệu có gì thay đổi trong năm nay, đây là điều nhiều phụ huynh đang quan tâm.
Nhìn lại kỳ tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm học 2019-2020
Hà Nội là địa phương “nóng” nhất trong cả nước mỗi mùa tuyển sinh vào lớp 10. Các em học sinh, thầy cô giáo và cả phụ huynh đều cùng chung âu lo, căng thẳng. Điều này chưa thể thay đổi do việc gia tăng dân số, trường cấp 3 công lập không đáp ứng được.
Kỳ tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2019-2020 căng thẳng và nhiều áp lực
Theo thống kê, có 85.873 học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội. Tổng chỉ tiêu là 63.090, ước tính khoảng 62% học sinh được theo học tại những trường thuộc hệ thống giáo dục công. Và có khoảng 23.000 học sinh sẽ phải theo học trường bán công tự chủ tài chính, dân lập, cao đẳng nghề.
Tỷ lệ chọi cao, nhất là ở những quận nội thành và các trường thuộc top đầu. Môn Lịch sử được đưa thêm vào kỳ thi khi thời gian quá cận kề. Vì vậy, không khí căng thẳng thể hiện rõ ở từng thí sinh, phụ huynh và cả thầy cô dạy cấp 2 trước kỳ tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2019-2020.
Vậy các em không đỗ vào trường THPT công lập sẽ có những hướng đi nào? Mỗi gia đình, mỗi học sinh có một lựa chọn riêng tùy thuộc năng lực và điều kiện tài chính. Tuy nhiên, theo những chuyên gia ngành giáo dục, không phải chỉ học cấp 3 công lập các em mới trang bị được đầy đủ kiến thức để thành công sau này.
Dự kiến tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm học 2020-2021
Thông tin tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm học 2020-2021 chưa chính thức được Sở giáo dục và đào tạo công bố. Nhưng nhiều nhận định cho rằng, môn thi thứ 4 ngoài Toán, Văn và Ngoại ngữ vẫn sẽ có. Đó là môn nào thì chưa thể biết. Nhưng điều này không còn làm học sinh, phụ huynh quá lo lắng. Bởi những kinh nghiệm từ kỳ tuyển sinh vừa rồi đã được thầy cô rút ra, truyền lại cho các em.
Năm học cuối cấp 2 chưa bắt đầu, các em đã lo lắng về tuyển sinh lớp 10 Hà Nội
Lượng thí sinh đăng ký tham dự kỳ tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2020 được dự báo sẽ không thay đổi nhiều so với năm vừa rồi. Trong khi số lượng các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn giữ nguyên. Như vậy, sức nóng sẽ không giảm, việc ôn luyện hay chọn trường vẫn sẽ làm cha mẹ và các em đau đầu.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục cho rằng nên giữ nguyên 4 môn thi ở kỳ tuyển sinh lớp 10 Hà Nội những năm học tới. Bởi điều này đảm bảo học sinh học toàn diện. Toán, Văn là không thay đổi, Ngoại ngữ cũng cần thiết khi chúng ta đang bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa. Riêng môn thi thứ 4 thì thầy cô, học sinh và phụ huynh vẫn phải chờ Sở công bố.
Hiện nay, dù năm học mới chưa bắt đầu, nhưng nhiều phụ huynh có con sinh năm 2005 đã tìm nơi luyện thi vào cấp 3. Các em học sinh và cha mẹ đều mong giành được một suất vào trường công tại Hà Nội.
Chọn trường quốc tế cho con để giảm áp lực kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội
Nhiều gia đình đã không để con phải rơi vào tình trạng căng thẳng và áp lực của kỳ thi được cho là “nóng” nhất này. Họ lựa chọn một ngôi trường quốc tế cho con theo học 3 năm cuối bậc phổ thông. Phương án này có ưu nhược điểm gì?
– Ưu điểm
Trong thời đại toàn cầu hội nhập như hiện nay, theo học ở trường quốc tế học sinh sẽ được chuẩn bị hành trang tốt nhất. Đó là kiến thức về ngoại ngữ vững vàng, chuẩn theo khung của các nước tiên tiến. Khi có nhu cầu du học, học sinh không phải loay hoay với các bài thi chuẩn hóa. Bởi ở trường quốc tế, đây là những môn cơ bản được xây dựng trong khung chương trình giảng dạy.
Chương trình học của trường cấp 3 quốc tế không quá nặng nề về Toán, Văn…như ở trường công lập. Thay vào đó là đẩy mạnh ngoại ngữ, kỹ năng mềm. Các em hoàn toàn thoải mái, yêu những giờ lên lớp và hợp tác nhóm rất tốt. Nhờ những kỹ năng này, việc hội nhập môi trường mới khi du học khá đơn giản với các em.
Ở các trường quốc tế, hoạt động thể chất của học sinh luôn được chú trọng
Trường quốc tế cũng chú trọng các hoạt động thể chất, ngoại khóa. Những tiết thể thao tùy chọn theo sở thích chiếm thời lượng lớn trong tuần. Các em còn được tham gia nhiều cuộc thi, giao lưu bổ ích để gắn kết và học hỏi với học sinh những trường quốc tế khác.
Không như trường công lập, trường quốc tế có lịch định kỳ tổ chức các hoạt động ngoại khóa thường xuyên. Được tham gia các hoạt động này, học sinh có thêm nhiều kiến thức xã hội, văn hóa. Ngoài ra, các em còn củng cố khả năng làm việc nhóm tốt nhất, tình bạn của các em cũng được gắn kết hơn.
– Nhược điểm
Theo hướng suy nghĩ chủ quan của một số phụ huynh, cho con học môi trường quốc tế là con chịu sự “khác biệt” nhất định. Đó là gì? Con không học nhiều môn như các bạn ở trường công lập. Con không cần quan tâm đến điểm số hay thứ hạng trong lớp, trong trường. Như vậy, con khá thảnh thơi, vui vẻ nhưng phụ huynh vẫn lo lắng liệu con có hòa nhập được với các bạn cùng trang lứa đang học công lập hay không. Thật ra, ở vấn đề này, các con có cái nhìn khác với những bậc làm cha làm mẹ. Tuổi trẻ dễ dàng hiểu, dung hòa mọi cá nhân ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Phụ huynh không cần quá lo lắng.
Điều đáng quan tâm nhất của các gia đình khi cho con học trường quốc tế là học phí. Số tiền chi trả cho một tháng ở đây thường cao gấp nhiều lần so với trường công lập. Và dù rất mong muốn cho con được học tập trong môi trường nhiều ưu việt, thì những phụ huynh có thu nhập trung bình cũng khó lòng thực hiện được mơ ước. Tuy nhiên, những trường quốc tế luôn có quỹ học bổng dành cho học sinh xuất sắc. Các em thực sự đam mê, quyết tâm hoàn toàn có thể “chinh phục” những xuất học bổng 100%. Như vậy, ước mơ theo học tại môi trường giáo dục hiện đại sẽ là hiện thực.
Nguồn: Sưu tầm
Fermat Education chuyên luyện thi vào 10 các trường chuyên, các trường công lập với đội ngũ giáo viên xuất sắc, giỏi trên địa bàn HN.
Đăng kí học tại Fermat: 0977.333.961